Bảng câu hỏi rà soát tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực lao động

2021-11-10T15:20:12+00:00Tháng Mười 27th, 2021|Lao động|

BẢNG CÂU HỎI RÀ SOÁT TUÂN THỦ PHÁP LUẬT

TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

 

Vui lòng trả lời bằng cách đánh dấu “X” vào ô CÓ hoặc KHÔNG trong các câu hỏi sau đây để biết được mức độ rủi ro pháp lý của Doanh nghiệp trong lĩnh vực Lao động.

STT

Nội dung

KHÔNG

1. Doanh nghiệp có hành vi thu tiền của người lao động tham gia tuyển lao động hay không?
2. Doanh nghiệp có hành vi không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên hay không?
3. Doanh nghiệp có giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động hay không?
4. Doanh nghiệp có buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động hay không?
5. Doanh nghiệp có hành vi không thông báo kết quả công việc người lao động đã làm thử theo quy định của pháp luật hay không?
6. Doanh nghiệp có yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc hay không?
7. Doanh nghiệp có yêu cầu người lao động thử việc quá thời gian quy định hay không?
8. Doanh nghiệp có trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó hay không?
9. Doanh nghiệp có hành vi không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi kết thúc thời gian thử việc mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc, hay không?
10. Doanh nghiệp có hành vi khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc hoặc không thông báo rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động hay không?
11. Doanh nghiệp có hành vi bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động hay không?
12. Doanh nghiệp có hành vi không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hay không?
13. Doanh nghiệp có hành vi chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà không đúng lý do, thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật hay không?
14. Doanh nghiệp có hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi người lao động hay không?
15. Doanh nghiệp có sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hay không?
16. Doanh nghiệp có hành vi không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động hay không?
17. Doanh nghiệp có hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật hay không?
18. Doanh nghiệp có hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật hay không?
19. Doanh nghiệp có hành vi cho thôi việc từ 02 người lao động trở lên mà không trao đối với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở hay không?
20. Không lập phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật
21. Doanh nghiệp có hành vi không thông báo trước 30 ngày cho Sở LĐTB&XH trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hay không?
22. Doanh nghiệp có hành vi không đào tạo nghề cho người lao động trước khi chuyển người lao động sang làm nghề, công việc khác hay không?
23. Doanh nghiệp có hành vi không ký kết hợp đồng đào tạo nghề đối với người học nghề, tập nghề hay không?
24. Doanh nghiệp có hành vi không trả lương cho người học nghề trong thời gian họ học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách hay không?
25. Doanh nghiệp có hành vi không tiến hành ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề, người tập nghề khi hết thời hạn học nghề, tập nghề hay không?
26. Doanh nghiệp có hành vi không gửi thỏa ước lao động tập thể đến Phòng LĐTB&XH/ Sở LĐTB&XH hay không?
27. Doanh nghiệp có hành vi không công bố nội dung của thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết hay không?
28. Doanh nghiệp có hành vi không cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tập thể lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể hay không?
29. Doanh nghiệp có hành vi không tiến hành thương lượng tập thể để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng hay không?
30. Doanh nghiệp có hành vi không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật hay không?
31. Doanh nghiệp có tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng hay không?
32. Doanh nghiệp có hành vi không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng hay không?
33. Doanh nghiệp có hành vi không thông báo cho người lao động biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện hay không?
34. Doanh nghiệp có hành vi trả lương không đúng hạn hay không?
35. Doanh nghiệp có hành vi trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho Phòng LĐTB&XH hay không?
36. Doanh nghiệp có hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật hay không?
37. Doanh nghiệp có hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật hay không?
38. Doanh nghiệp có trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định hay không?
39. Doanh nghiệp có hành vi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm này hay không?
40. Doanh nghiệp có hành vi không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định hay không?
41. Doanh nghiệp có hành vi không thông báo bằng văn bản cho Sở LĐTB&XH về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm hay không?
42. Doanh nghiệp có thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật lao động 2019[1] hay không?
43. Doanh nghiệp có huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật lao động 2019[2] hay không?
44. Doanh nghiệp có huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định tại Điểm b, c Khoản 2, khoản 3 Điều 107 của Bộ luật lao động 2019[3] hoặc quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần hay không?
45. Doanh nghiệp có hành vi không thông báo công khai và niêm yết những nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp hay không?
46. Doanh nghiệp có hành vi không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên hay không?
47. Doanh nghiệp có hành vi sử dụng nội quy lao động không được đăng ký với Sở LĐTB&XH hay không?
48. Doanh nghiệp có hành vi sử dụng nội quy lao động chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực hay không?
49. Doanh nghiệp có hành vi xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu theo quy định của pháp luật hay không?
50. Doanh nghiệp có hành vi xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động hay không?
51. Doanh nghiệp có dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động hay không?
52. Doanh nghiệp có xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hay không?
53. Doanh nghiệp có áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động hay không?
54. Doanh nghiệp có hành vi không thống kê, báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không kịp thời hoặc không đầy đủ, không chính xác, không đúng thời hạn về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng theo quy định của pháp luật hay không?
55. Doanh nghiệp có hành vi không lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hay không?
56. Doanh nghiệp có hành vi không xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch, nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc khi xây dựng không lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở
57. Doanh nghiệp có hành vi không bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, công tác y tế, hoặc bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, công tác y tế nhưng người đó không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
58. Doanh nghiệp có hành vi không bố trí đủ lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc hay không tổ chức huấn luyện cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định pháp luật hay không?
59. Doanh nghiệp có hành vi không phân loại lao động theo danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chế độ theo quy định hay không?
60. Doanh nghiệp có hành vi không khai báo, điều tra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng hay không?
61. Doanh nghiệp có hành vi không tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu, không thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế hay không?
62. Doanh nghiệp có hành vi không thực hiện chế độ trợ cấp, bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định hay không?
63. Doanh nghiệp có hành vi không thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ngừng hoạt động của máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay không?
64. Doanh nghiệp có hành vi không điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động hay không?
65. Doanh nghiệp có hành vi không thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động hay không?
66. Doanh nghiệp có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định hay không?
67. Doanh nghiệp có hành vi không tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định hay không?
68. Doanh nghiệp có hành vi không thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng hay không?
69. Doanh nghiệp có hành vi không trang cấp hoặc trang cấp không đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang cấp nhưng không đạt chất lượng, quy cách hoặc chưa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại hay không?
70. Doanh nghiệp có hành vi không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại hay không?
71. Doanh nghiệp có hành vi bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm công việc độc hại, nguy hiểm không đúng mức theo quy định hay không?
72. Doanh nghiệp có hành vi không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ hay không?
73. Doanh nghiệp có hành vi không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh hay không?
74. Doanh nghiệp có hành vi sử dụng lao động nữ làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa thuộc một trong các trường hợp: Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hay không?
75. Doanh nghiệp có hành vi không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 đang làm công việc nặng nhọc theo quy định hay không?
76. Doanh nghiệp có hành vi không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày hay không?
77. Doanh nghiệp có hành vi không bảo đảm việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 139[4] của Bộ luật lao động năm 2019 hay không?
78. Doanh nghiệp có xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi hay không?
79. Doanh nghiệp có sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi hay không?
80. Doanh nghiệp có sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi theo quy định hay không?
81. Doanh nghiệp có hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng nội dung, thời hạn về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động hay không?
82. Doanh nghiệp có hành vi không gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới cơ quan đã cấp giấy phép lao động đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động hay không?
83. Doanh nghiệp có hành vi sử dụng lao động nước ngoài không đúng với nội dung ghi trên giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hay không?
84. Doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hay không?
85. Doanh nghiệp có chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hay không?
86. Doanh nghiệp có điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công hay không?
87. Doanh nghiệp có hành vi không bố trí nơi làm việc, không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho cán bộ công đoàn hay không?
88. Doanh nghiệp có hành vi không bố trí thời gian trong giờ làm việc cho cán bộ công đoàn không chuyên trách hoạt động công tác công đoàn hay không?
89. Doanh nghiệp có hành vi không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào tổ chức, doanh nghiệp để hoạt động công tác công đoàn hay không?
90. Doanh nghiệp có hành vi không thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác theo hợp đồng lao động, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách hay không?
91.  Doanh nghiệp có hành vi không gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động hay không?
92. Doanh nghiệp có kỷ luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn hay không?
93. Doanh nghiệp có hành vi không trả lương cho người lao động làm công tác công đoàn không chuyên trách trong thời gian hoạt động công đoàn hay không?
94. Doanh nghiệp có chậm đóng kinh phí công đoàn hay không?
95.  Doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định hay không?
96.  Doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng hay không?
97. Doanh nghiệp có hành vi không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng hay không?
98. Doanh nghiệp có hành vi không báo cáo tình hình thay đổi về lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hay không?
99. Doanh nghiệp có hành vi không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hay không?
100. Doanh nghiệp có hành vi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hay không?
101. Doanh nghiệp có hành vi không làm văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hay không?
102. Doanh nghiệp có hành vi không trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đếnhay không?
103. Doanh nghiệp có hành vi không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng hay không?
104. Doanh nghiệp có hành vi không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội đúng thời hạn: Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hội sức khỏe sau ốm đau, thai sản, chế độ hưu, tử tuất theo đúng quy định hay không?
105. Doanh nghiệp có hành vi không giới thiệu người lao động đi giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động hay không?
106. Doanh nghiệp có hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động hay không?

*Nếu doanh nghiệp có bất kỳ đánh dấu vào ô “CÓ”, vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết mức độ sai phạm và hướng xử lý. Nếu doanh nghiệp có đánh dấu vào ô “CÓ” từ 10 ô trở lên thì mức độ sai phạm của doanh nghệp đang ở mức cảnh báo cao, cần liên hệ gấp với chúng tôi để có hướng xử lý kịp thời. Nếu có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc, cần hỗ trợ vui lòng liên hệ: Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu. SĐT Mr. Phú 098 181 2248 hoặc Ms. Hậu 096 247 8059; Email hungpham@saigon-asialaw.com hoặc hungphamlegal@gmail.com Trân trọng!

———————————————————— ***———————————————————–

[1]Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường

  1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
  2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

  1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

[2]Điều 108. Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:

  1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
  2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

[3] b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

  1. c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
  2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
  3. a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
  4. b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
  5. c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
  6. d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

[4] Điều 139. Nghỉ thai sản

  1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

  1. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.